Tổng quan về Tập đoàn Sam Sung


Tập đoàn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc có trụ sở chính đặt tại Samsung Town, Seoul. Là tập tài phiệt đa ngành lớn nhất Hàn Quốc, sở hữu rất nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung.

Tổng quan về TNI - KING Coffee


 TNI - KING COFFEE (Trung Nguyên International) có trụ sở tại Singapore được Bà Lê Hoàng Diệp Thảo – đồng sáng lập tập đoàn Trung Nguyên, thành lập từ năm 2008. Hiện nay, trụ sở chính của Trung Nguyên International đặt tại TP.HCM (Việt Nam) dưới sự điều hành của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Nhiệm vụ của một nhân viên Bảo vệ?



- Tùy theo mỗi hợp đồng đã kí kết giữa các bên, tùy theo phương án Bảo vệ đã lên trước, mà mỗi loại Mục tiêu sẽ có những qui trình bảo vệ khác nhau, Nhiệm vụ của nhân viên Bảo vệ cũng khác nhau, ở đây chúng ta sẽ nói đến nhiệm vụ chung của một nhân viên Bảo vệ, Bất cứ nhân viên nào cũng đều phải nắm qui trình này, không phân biệt loại Mục tiêu nào cả, chỉ là có cần thiết để áp dụng vào qui trình làm việc tại đó hay không mà thôi.

( Mục tiêu khác nhau thì qui trình làm việc, nhiệm vụ của Nhân viên Bảo vệ cũng khác nhau)

1: Chấp hành nghiêm túc nội qui của khách hàng và pháp luật.

2: Đảm bảo an ninh, an toàn về người và sản cho Công ty khách hàng, Đảm bảo về PCCC, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc.

3: Ghi sổ sách chính xác các trường hợp xuất nhập vật tư, hàng hoá ra khỏi Công ty. Mọi tài sản xuất ra khỏi công ty phải có phiếu xuất hoặc giấy đồng ý cho xuất của Ban Giám đốc, Kiểm tra con dấu và chữ ký của người có đủ thẩm quyền ký xác nhận giấy tờ và hóa đơn xuất nhập.

4: Khi khách đến liên hệ giao dịch. Bảo vệ hỏi rõ lai lịch của khách sau đó liên hệ văn phòng hoặc người cần gặp. Nếu bộ phận văn phòng công ty đồng ý tiếp thì bảo vệ đề nghị khách đăng ký và xuất trình giấy tờ tùy thân trước khi vào công ty. Phát thẻ khách và hướng dẫn khách đi đến đúng bộ phận cần gặp.

5: Bảo vệ có trách nhiệm giúp khách, CNV đưa xe vào đúng vị trí khi khách CNV dừng xe trước công ty, phát thẻ xe, thu thẻ xe khi khách – CNV lấy lại xe, giúp khách CNV chuyển xe từ chỗ để xe ra ngoài.

6: Khi có thư báo, bưu phẩm, quà tặng. Nhân viên bảo vệ phải xem rõ ràng người gửi và người nhận, kiểm tra độ an toàn của bưu phẩm, Lập và cập nhật vào sổ giao nhận bưu phẩm, nhận từ tay người đưa đến đồng thời chuyển ngay đến bộ phận văn thư của Công ty xử lý.

7: Giúp đỡ các bộ phận cá nhân nơi công tác trong phạm vi thời gian cho phép.

8: Trường hợp phân ca trực cho tại cùng một địa điểm thì bảo vệ phải lập biên bản bàn giao ca. Biên bản bàn giao ca phải thể hiện các nội dung: số lượng chìa khoá giao, ngày giờ giao, tên người giao – người nhận, các trường hợp phát sinh trong ca trực, các trường hợp cần giải quyết tiếp theo…

9: Lập sổ theo dõi CBCNV và khách gồm các cột sau: ngày, họ tên, bộ phận/cơ quan, giờ đến/đi, nội dung công việc, ghi chú. Sổ theo dõi CBCNV và khách để theo dõi khách hàng đến, khách hàng ra khỏi công ty, CBCNV đến muộn, về sớm, từ bộ phận khác sang liên hệ công tác, công tác xong trở về, đi công tác, đi công tác trở về… Mỗi trường hợp phải ghi riêng.

10: Không tự ý bỏ vị trí gác, trực, không lơ là chây lười, không ngủ trong giờ làm việc, không hút thuốc và sử dụng các chất ma túy, không đánh bài bạc trong giờ làm việc, không uống rượu, bia trong giờ làm việc. Bảo vệ không đọc báo trong giờ làm việc, không làm ảnh hưởng đến CBCNV bộ phận khác đang làm việc.

11: Nhắc nhở nhân viên, công nhân, khách đến làm việc luôn tuân thủ các biện pháp an toàn lao động, PCCN và nội quy Công ty. Luôn trao thẻ khách đúng qui định cho khách vào Công ty.

12: Kiên quyết không cho nhân viên và khách có mùi rượu, bia, mang chất nổ… vào Công ty.

13: Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.



Trên đây là nhiệm vụ căn bản nhất của một nhân viên Bảo vệ, Vệ sỹ Quân nhân Việt nam Tổng hợp và cập nhật.
Nguồn: www.nghebaove.vn

Cơ động Bảo vệ, những thăng trầm và cái giá phải trả...

  



Trong những tổ chức làm việc liên quan đến vấn đề an ninh, sẽ có rất nhiều sự cố phát sinh liên quan cần xử lí, trong Công ty Bảo vệ cũng vậy, phòng cơ động ra đời với nhiều mục đích khác nhau theo qui chế hoạt động và yêu cầu cần thiết của một công ty, trong phạm vi bài viết này, chúng ta nói đến tiêu chuẩn, nhiệm vụ của một nhân viên cơ động và lí do tại sao cơ động Bảo vệ là những con người dễ bị ghét nhất trong một Công ty Bảo vệ.

Qui trình quản lí và sử dụng CCHT

 

 

QUI TRÌNH QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG CCHT

(Số: NBV/PNV/CCHT/1122/….)

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

I:Định nghĩa: (theo Số: 28/VBHN-VPQH, LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ.)

Công cụ hỗ trợ (CCHT) là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

II: Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

3. Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.

4. Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.

5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.

6. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.

7. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.

8. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

9. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

III. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

1. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;

c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;

d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

2. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sau đây:

a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;

b) Khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;

c) Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;

d) Bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.

3. Chính phủ quy định việc huấn luyện và cấp chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

IV. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

1. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;

c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;

d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

đ) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

2. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.

3. Chính phủ quy định việc huấn luyện và cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

V. Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

1. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được quản lý, bảo quản theo đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.

2. Kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được bố trí, thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm môi trường theo quy định; có nội quy, phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy, kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và phương tiện bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

PHÒNG BAN VÀ CÁC VĂN BẢN, QUI TRÌNH HỖ TRỢ:

1: Phòng ban hỗ trợ:

a)      BGĐ: Chỉ đạo lên kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, quyết định thay đổi, quyết định ban hành qui trình, qui chế, nội qui.

b)      PNV: Đề xuất mua, cấp phát, quản lí sử dụng và thu hồi CCHT…

c)      Kho: Quản lí bảo quản, cấp phát CCHT…

2: Văn bản và qui trình hỗ trợ.

a)      Mẫu phương án Bảo vệ: Mẫu: SỐ: QNVN/PNV/.../20.../PA

b)      Luật Số: 28/VBHN-VPQH, LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

c)      Luật số 50/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2020.

d)     Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

e)      Nội qui khách hàng.

QUI TRÌNH QUẢN LÍ CCHT

1: Qui trình quản lí CCHT trải qua 4 bước theo tiến độ thời gian là:




HOÀN THÀNH THỦ TỤC MUA CCHT 

XIN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG

QUẢN LÍ TẠI KHO         

BÁO CÁO        

2: Sơ đồ qui trình:

( hình ảnh sơ đồ đang cập nhật)

QUI TRÌNH CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG CCHT

1: Qui trình cấp phát và sử dụng CCHT trải qua 4 bước theo tiến độ thời gian là:




ĐỀ XUẤT          

CẤP PHÁT        

SỬ DỤNG         

BÁO CÁO        

2: Sơ đồ qui trình:

( hình ảnh sơ đồ đang cập nhật)

QUI TRÌNH THU HỒI CCHT

1: Qui trình thu hồi CCHT trải qua 4 bước theo tiến độ thời gian là:




ĐỀ XUẤT          

THU HỒI           

LƯU KHO         

BÁO CÁO        

2: Sơ đồ qui trình:

( hình ảnh sơ đồ đang cập nhật)

Trên đây là qui trình quản lí và sử dụng CCHT Vệ sỹ Quân nhân Việt nam tổng hợp và cập nhật.

Nguồn: nghebaove.vn




Nghề Bảo vệ là gì - những khó khăn và định kiến


 Chắc hẳn trong chúng ta, nghề bảo vệ đã quá đỗi quen thuộc. Đây là những người giúp đảm bảo an ninh cho một khu vực, một nơi công cộng nào đấy bất kỳ.

Với sự tăng trưởng của các công ty/ doanh nghiệp thì những trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí,.. xuất hiện ngày càng nhiều. Nên rất dễ hiểu khi bảo vệ là nghề có nhu cầu tuyển dụng khá lớn hiện nay.

Vệ sỹ Quân nhân Việt nam _ chúng tôi mãi là lính...

  

Trong quá trình biên tập và thực hiện về những công ty Bảo vệ chuyên nghiệp nhất Việt nam, nhóm phóng viên đến tòa nhà 91 Pasteur, Q1, TP HCM, nơi đặt trụ sở Công ty cổ phần vệ sỹ Quân nhân Việt nam, trước mắt chúng tôi là những Bảo vệ trong bộ đồng phục rất đẹp, rất nhanh chúng tôi đã choáng ngợp bởi sự sang trọng và lịch sự nơi đây, cũng đúng thôi, vì đây là trung tâm Sài gòn, một thành phố hoa lệ với những tòa nhà sang trọng, Anh Bảo vệ chào chúng tôi và hướng dẫn đặt lịch hẹn để được gặp đại diện Công ty.

VỆ SỸ QUÂN NHÂN VIỆT NAM

Vệ sỹ quân nhân Việt nam, Giải pháp an ninh số 1 Việt nam, quannhanvietnam.com, dịch vụ an ninh, bảo vệ, an ninh sự kiện, bảo vệ yếu nhân, dịch vụ bảo vệ tòa nhà, dịch vụ bảo vệ nhà máy, an ninh nhà ở, dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp..